Từ xưa đã có nhiều bản đồ hàng hải cổ đại Trung Quốc và một số nước phương Tây, với rất nhiều hình thúc ghi chép, hình vẽ tiêu danh về vùng biển khu vực đông nam á.
Đây cũng là cơ sở rất cần thiết cho hoạt động hàng hải. Mặc dù vậy đa số đều viết theo thuật ngữ hàng hải bằng chữ Hán rồi dần về sau qua phiên âm, phiên dịch cho nên nhiều địa danh cũ được mô tả không còn đúng trong thục tế hoặc đã được thay thế sửa chữa.
Theo bản đồ hàng hải Đại Nam toàn đồ 1841 qua hải phận Bình Thuận có thể bắt đầu với phía nam vịnh La Loan, từ mũi La Gàn (Tuy Phong), tiếp đến là mũi Vị Nê/ mũi Nê (Mũi Né)... được ghi chép khá chi tiết cụ thể về địa hình.
Dọc bờ biến Bình Thuận, trong số các mũi đá núi nhô ra biển phải kể đến mũi Kê Gà, được coi như một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ. Ở đó còn có một ngọn tháp hải đăng hình bát giác do người Pháp xây dụng vào năm 1897 có độ cao 65m so mặt nước biển với một cầu thang xoắn ốc 184 bậc.
Địa danh Xích Khảm Sơn được nhắc đến, đó là một dãy núi đất màu đỏ trong truyện Đông tây dương khảo của Chiêm Thành. Nơi này có luu dấu vua Chăm cổ lại bốn tẩu để tránh bị Giao Chỉ truy bức vào khoảng thời gian 1481 và trong "Thông quốc diễn cách hải chủ" mô tả vùng đồi núi nhô ra sát biển ghi là Kê Úc Đại Sơn (Núi lớn Vũng Gà), nhưng trong Đại Nam toàn đồ 1841 lại ghi là Kê Chủy (Mũi Gà).
>>> TOUR VIP - PHAN THIẾT Đánh Golf RS 4 Sao (3N2Đ)
Về vị trí thì nằm trên địa bàn thôn Văn Kê, xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam) ngày nay, cặp theo đường ĐT719 có ngọn đồi đất cát pha màu đỏ. hợp lý có mối quan hệ nào với Hon Lan nằm trên bờ biển cách xa khoảng hơn cây số. Gọi là Hon nhung chỉ là một ngọn đổi cát với nhũng tảng đá ong màu đen xám. Hàng năm có nhũng nguời Chăm làng Hiệp Nghĩa (Tân Thuận) đến đây bày lễ cúng bái.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả, gọi đây là Cẩm Kê Son (núi Gà Gấm), có những tảng đá lớn nằm ngang ra bờ biến và không xa, ngoài biến có hòn đảo tên Kê Dữ (Đảo Gà). Cách đặt địa danh xa xưa thường dựa theo địa hình thiên nhiên, những động đồi cát cao cũng nhầm là núi. Cho đến sau này khoanh vùng núi Cẩm Kê có loài chim trĩ giống hệt như gà rùng với bộ lông màu sặc sỡ, thuờng tụ tập thành bầy ở khe suối để uống nuớc bên cạnh mũi đá nhô ra biển nên mới có tên Khe Gà. Như vậy cũng địa điểm này truóc đó là Xích Khảm Sơn do căn cứ vào màu đất đỏ của dãy núi mà có. Trải qua thời kỳ bị biển xâm thực xói mòn, một trong những phần đất mũi của núi Cẩm Kê tách rời ra biển cách xa đất liền gần 400m, hình thành một hòn đảo nhỏ thơ mộng, kỳ vĩ này.
Nhưng ít ai gọi đảo Kê Dữ này là hòn đảo mà quen dùng với tên gọi Mũi Kê Gà vì khoảng cách với bờ không xa, gần như một phần đất nối dài, có mùa con nuớc thủy triều xuống thấp ngư dân có thể lội qua.
Liên quan đến cách viết, cách gọi với địa danh này là Kê Gà, Khe Gà, Khê Gà... sẽ dẫn đến nhiều giải thích khác nhau. Truớc năm 1975, trên bản đồ hàng hải, một số ít văn bản hành chánh, sách giáo khoa (Địa lý lớp Đệ nhị - Nxb. Sống Mới, Hồ Chí Minh 1960, của Tăng Xuân An) đã ghi là Kê Gà. Nhưng nếu coi đó là địa danh kết hợp từ Hán Việt có nghĩa là Gà Gà thì không mấy hợp lý?
Trước đó đã có tác giả Lê Hùng Hiếu (tạp chí Xưa&Nay số 130 tháng 12/2002) minh chứng, trong tiếng Pháp không có các phụ âm KH và H nên các địa danh trên bản đồ Pháp ghi chép theo phiên âm, chỉ ghi phụ âm K (Kéga). Có thể hiểu Kê (Ké) ở đây chính là Khe hoặc Khê vì từ thời điểm cách đó không xa có một con suối từ núi chảy ra biển, sách xưa ghi là Đại Khê và người địa phương quen gọi là Khe Cả.
Chính xác hơn, có thể gọi Khe/ Khê Gà là phù hợp, nhung một khi địa danh đó đã có một tiến độ dài thấm đậm trong tình cảm, thói quen của người dân địa phương thì khó mà thay đổi.
Phan Chính -Tạp chí Xưa & Nay
0 nhận xét :
Đăng nhận xét