Ở xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ (cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km), có một ấp đảo gọi là Thiềng Liềng. Tuy nhiên ít người biết địa danh kỳ lạ này ở Cần Giờ lại có xuất xứ từ phương ngữ Nam bộ.
Thiềng Liềng là một trong những vùng đệm nằm ở phía đông bầu sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào danh sách di sản thế giới mang tên “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Tàu từ Thạnh An đi du lịch Cần Giờ đến với Thiềng Liềng mỗi ngày chỉ có 2 chuyến đi và 2 chuyến về. Do đó, nếu có ý định khám phá Thiềng Liềng, bạn nên ở qua đêm, thoải mái giờ giấc hoặc không phải mới lên đảo đã phải lo canh giờ về sớm.
Nói về địa danh du lịch này của Cần Giờ, có người nói do phát âm theo phương ngữ Nam bộ, mà “Thiền Liền” biến thành “Thiềng Liềng”. Thực ra, “thiền liền”, còn gọi “địa liền”, là cây thuốc thuộc họ gừng, mọc rải rác ở rừng vùng núi thấp, vùng trung du và mọc tương đối tập trung ở những rừng khộp họ dầu ở vùng Tây Nguyên nước ta, hoàn toàn không liên quan tới địa danh “Thiềng Liềng”.
Thiềng Liềng thuộc xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) nổi tiếng với nghề làm muối
Thiềng Liềng là âm khá cổ còn bảo lưu trong phương ngữ Nam Bộ (thường được gọi là “âm Cổ Hán Việt”, là âm Việt hóa đối ứng với tiếng Hán quan phương giai đoạn Tùy Đường), đọc theo âm Hán Việt hiện nay là “THÀNH LINH” [誠靈] nói tắt của “tâm thành tắc linh” [心誠則靈].
Về từ “thiềng”, Dictionarium Anamitico-Latinum của Jean-Louis Taberd và Đại Nam quấc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của đều ghi nhận “thiềng” với nghĩa là “thành” [城] (trong “thành thị”).
Riêng Việt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, nhà sách Khai-Trí, 1970, tr. 1569, ghi nhận hai mục từ “thiềng”, một cũng với nghĩa “thành” [城] (trong “thị thành”), hai với nghĩa “thành” [誠] (trong “thiềng tâm/ thành tâm”).
Cả hai chữ “城” và “誠” đều thuộc tiểu vận THÀNH 成, vận mẫu THANH 清, đã được các nhà ngôn ngữ học: Klas Bernhard Johannes Karlgren, Vương Lực 王力, Lý Vinh 李榮, Thiệu Vinh Phân 邵榮芬, Trịnh Trương Thượng Phương 鄭張尚芳, Phan Ngộ Vân 潘悟雲, Edwin George Pulleyblank phục dựng âm tiếng Hán trung cổ (từ khoảng đời Đường đến đời Tống) như sau: [ʑi̯ɛŋ], [ʑĭɛŋ], [ʑiɛŋ], [dʑiæŋ], [dʑiᴇŋ], [dʑiɛŋ], [dʑiajŋ].
Các âm phục dựng này tương xứng với âm “THIÊNG” trong tiếng Việt, vì là chữ có thanh điệu “bình, toàn trọc” nên đọc là “thiềng”, tình tiết về sau vẫn đọc dấu huyền. Đây chính là tiền thân của âm “THÀNH” sau này, mà theo “Hồng Vũ chính vận” 洪武正韻 đời Minh, có âm phục dựng là [tʃʱiŋ˩] (Xin xem 韻典網 https://ytenx.org/).
Paulus Huỳnh Tịnh Của và pho Đại Nam quấc âm tự vị
T.L
Về từ “liềng”, chúng tôi chưa thấy tự/từ điển tiếng Việt nào ghi nhận, cả hai từ điển đã dẫn ở trên chỉ ghi nhận từ “liêng” với nghĩa “linh” [靈] (như trong “thiêng liêng”).
Chữ “linh” [靈] đã được phục dựng như sau: [lieŋ], [lieŋ], [leŋ], [lɛŋ], [leŋ], [leŋ], [lɛjŋ]. Các âm phục dựng này khớp ứng với âm “LIÊNG” trong tiếng Việt, vì là chữ có thanh điệu “bình, thứ trọc” nên đọc là “liềng”.
Do diễn biến “thanh hóa” trong tiếng Hán quan phương giai đoạn cuối đời Đường trở về sau, nên các chữ có thanh điệu “bình, thứ trọc” đọc theo âm Hán Việt đều biến thành không dấu.
Do đó chữ “linh” [靈] thuộc vận mẫu THANH青, âm đọc Việt hóa đối ứng với tiếng Hán quan phương theo cốt truyện ngữ âm lịch đại như sau: LIỀNG (như trong “thiềng liềng”) > LIÊNG (như trong “thiêng liêng”) > LANH (như trong “lanh lợi”) > LINH (âm Hán Việt ngày nay).
Ấp đảo Thiềng Liềng là địa danh nổi tiếng của Cần Giờ (TP.HCM)
Xưa nay có một sự ngộ nhận phổ biến rằng, một số âm/từ trong phương ngữ Nam bộ được cho là âm đọc trại từ âm Hán Việt, như trong hiện tượng kỵ húy. Kỳ thực nó chính là âm Cổ Hán Việt, là âm có trước, về sau những âm này dần dần bị sửa chữa bằng âm Hán Việt giờ đây theo diễn biến ngữ âm của tiếng Hán quan phương, như YÊNG (yêng hùng) > ANH (anh hùng), KIỂNG (cây kiểng)> CẢNH (cây cảnh), KIẾNG (mắt kiếng) > KÍNH (mắt kính)…
Qua câu chuyện về địa danh Thiềng Liềng ở Cần Giờ còn có thể thấy, một số ít nhân danh, địa danh ở miền nam bộ được cho là do kỵ húy mà đọc trại thành như vậy, thực tế đó chính là âm gốc (có thể âm này đã được mượn dùng làm âm kỵ húy, nếu từ ngữ này ở trong trường hợp kỵ húy thực sự, có cứ liệu rõ rệt.
>>> Nguồn: http://didulich.info/thieng-lieng-mot-diem-den-o-can-gio-co-nguon-goc-xuat-xu-ky-la-7820.html
0 nhận xét :
Đăng nhận xét